bac-si-thuy-trang-da-lieu

Ghẻ nước là gì? Cách điều trị ghẻ nước

17 tháng 07 2024
nguyễn thị thuỳ trang

Bệnh ghẻ (ghẻ nước) đặc trưng bởi các luống ghẻ (đường hầm ghẻ), mụn nước nhỏ và gây ngứa dữ dội. Tuy nhiên ghẻ khá nhầm dễ nhầm với nhiều bệnh lý da liễu khác, và dễ tái phát nếu không điều trị và dự phòng đúng cách. Hôm nay Bác sĩ Thùy Trang sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh ghẻ nước là gì và cách điều trị ghẻ nước qua bài viết dưới đây!

1. Ghẻ nước là gì? 

Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp, còn được gọi tắt là bệnh ghẻ. Bệnh thường lan rất nhanh, không thể tự khỏi nếu không điều trị đúng phác đồ. Các dấu hiệu nhận biết ghẻ như:

- Mụn nước: mọc riêng lẻ, rải rác trên bề mặt da, lan nhanh, dễ bị vỡ nhất là khi cào gãi mạnh. Các nốt này có chứa nước bên trong, gây ngứa ngáy, khó chịu, thường mọc ở các vùng da mỏng như vùng lòng bàn tay, kẽ ngón tay, vùng bàn chân, ngón chân, bộ phận sinh dục… 

- Ngứa: Nguyên nhân ngứa là do kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và độc tố ghẻ tiết ra khi đào hang. Bệnh nhân thường bị ngứa nhiều vào ban đêm vì thời gian này ghẻ cái sẽ di chuyển đi tìm ghẻ đực để sinh sản. 

- Các đường hầm ghẻ: dài 3-4 cm, có gờ cao, đây là hệ quả của quá trình ghẻ cái đào hang và đẻ trứng. Ở các đường hầm ghẻ sẽ có nốt mụn. Các vị trí thường thấy là các vùng có nếp gấp như ở nếp kẽ tay, mặt bên các ngón tay chân, cùi chỏ, nách, quầng vú, rốn, bộ phận sinh dục, đùi, háng,..

Đường hầm ghẻ

Bệnh ghẻ cũng dễ bị nhầm với một số bệnh như nấm, tổ đỉa,... và các bệnh này có cách điều trị khác hẳn nhau. Vậy nên các bạn cần phân biệt rõ để đảm bảo hiệu quả điều trị

2. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ nước

Hiểu rõ hơn ghẻ nước là gì, các bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước. Tác nhân gây ra ghẻ nước là do một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Ký sinh trùng ghẻ có kích thước rất nhỏ nên khó thấy bằng mắt thường. Chúng sống ở lớp da trên cùng (thượng bì). Ban đêm, ghẻ đào hang, đến ban ngày chúng sẽ đẻ trứng. Trứng ghẻ nở thành ấu trùng sau khoảng 72-96 giờ tiếp theo.

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis đào hang và đẻ trứng 

Các nguyên nhân gây lây lan ghẻ là do

- Lây nhiễm trực tiếp: Ghẻ rất dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ như khăn tắm, quần áo,.. hoặc các hoạt động tiếp xúc với người bệnh như ôm, nắm tay,..

- Do môi trường sống: Môi trường ở không sạch sẽ, ẩm mốc,...cũng tạo điều kiện cho bệnh ghẻ nước sinh sôi, phát triển. Số liệu thống kê cũng chỉ ra bệnh ghẻ nước thường xuất hiện vào mùa mưa bão, độ ẩm không khí cao. Vậy nên nếu bạn không giữ vệ sinh tốt cũng rất dễ bị ghẻ. 

3. Phương pháp chữa ghẻ nước tại nhà

Ghẻ có thể điều trị khỏi hẳn hoàn toàn bằng cách sử dụng các loại thuốc uống, bôi. Tùy vào tình trạng, vùng bị ghẻ và đối tượng cụ thể các bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Một số hoạt chất thường được bác sĩ kê trong điều trị ghẻ nước như: 

- Ivermectin: Bệnh nhân bị ghẻ nặng và bị suy giảm miễn dịch thì bác sĩ thường sẽ kê Ivermectin. Thuốc dạng uống, thường được chỉ định cho bệnh nhân bị ký sinh trùng như sán, ghẻ, rận,...

- Diethylphtalate (DEP): DEP là thuốc được sử dụng rộng rãi, thường được dùng cho bệnh ghẻ hoặc có vết thương do côn trùng cắn. Đây là thuốc không kê đơn, dễ mua tuy nhiên các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

- Permethrin: Đây là một trong những hoạt chất đầu tay trong điều trị bệnh ghẻ ngứa của bác sĩ da liễu do hiệu quả cao. Thuốc dùng được cho cả trẻ em (từ 2 tháng) và người lớn. Permethrin có tác dụng làm tê liệt và giết chết ký sinh trùng và trứng của chúng. 

- Benzyl benzoate: Thuốc này ít được sử dụng hơn do dễ gây kích ứng. Benzyl benzoate diệt ghẻ theo cơ chế gây độc cho hệ thần kinh của chấy, rận, ghẻ, làm chúng chết đi. 

- Esdepallethrine: Thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị ghẻ, rận,... nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai vì tính an toàn. Nhược điểm là giá thành đắt đỏ. 

Bên cạnh các loại thuốc bôi, uống bác sĩ có thể kê thêm cho các bạn một số loại xịt lên quần áo và sữa tắm gội cho bệnh nhân bị ghẻ để tăng hiệu quả điều trị.

Combo điều trị ghẻ bán chạy số 1 tại shop bác sĩ Thùy Trang

4. Lưu ý khi điều trị bệnh ghẻ

Một số vấn đề các bạn nên chú ý kỹ để điều trị ghẻ hiệu quả và an toàn như: 

- Cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng, tránh tình trạng ghẻ nặng hơn, lây lan cho người khác

- Nên điều trị cùng lúc cho cả gia đình hoặc trong tập thể ở chung để tránh nguy cơ tái nhiễm 

- Khử trùng đồ dùng, quần áo: Nên dùng xịt loại bỏ ký sinh trùng trên quần áo để loại bỏ trứng của ghẻ. Sau khi khỏi ghẻ nên đem quần áo, chăn màn,… giặt sạch và sấy ở nhiệt độ trên 60 độ C để giết chết trứng, ấu trùng và ghẻ cái.

- Hạn chế cãi, gào lên các nốt mụn, tránh mặc quần áo quá bó sát sẽ làm bể nốt mụn, khiến ghẻ lan nhanh hơn. 

- Nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận, không chà xát mạnh khi tắm. 

- Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Bệnh ghẻ nước có thể điều trị khỏi hoàn toàn sau 2 tuần, nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm. Sau khi đọc xong bài viết về ghẻ nước là gì mà vẫn còn đang nghi ngờ không biết mình có phải bệnh ghẻ hay không, các bạn có thể nhắn tin cho Bác sĩ Thùy Trang qua số điện thoại 0986539934 để được tư vấn chính xác nhé!

Viết bình luận của bạn
Messenger